Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện qua hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ thiết bị, phương tiện,… thuộc mọi lĩnh vực. Chúng có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ hoặc chỉ một bộ phận của sản phẩm.
Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của sự sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư lớn về trí tuệ và đầu tư về vật chất. Vì vậy, nó được nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Kiểu dáng công nghiệp được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.
Người muốn được hưởng quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải trực tiếp nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc uỷ quyền cho một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ đã được cấp chứng chỉ hành nghề để thực hiện các công việc có liên quan.
1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Để bảo hộ kiểu dáng độc quyền, kiểu dáng phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: nó được dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp;
+ Có tính mới: tức là kiểu dáng đó phải khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đã công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả văn bản hoặc bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên;
+ Có tính sáng tạo: tức là nó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng (là người thực hành những kỹ thuật thông thường và biết các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng).
2. Thời gian đăng kí kiểu dáng công nghiệp
2.1. Tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Tra cứu kiểu dáng quy trình không bắt buộc. Tuy nhiên, đây là một bước cần thiết và quan trọng.
Luật Minh Tín khuyến nghị người nộp đơn nên tiến hành bước tra cứu kiểu dáng trước khi chính thức nộp đơn đăng ký tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ (NOIP).
Kết quả tra cứu kiểu dáng sẽ cho thấy kiểu dáng có tương tự, giống với kiểu dáng đã có trên thị trường. Điều này sẽ giúp người nộp đơn có quyết định theo đuổi việc nộp đơn hoặc tiến hành sửa đổi thiết kế của kiểu dáng.
Ngoài ra, kết quả này cũng đánh giá khả năng kiểu dáng của người nộp đơn có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của kiểu dáng đã được cấp trước đó tại Việt Nam hay không.
2.2. Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng không có thiếu sót, đơn sẽ được thẩm định về khả năng cấp bằng trong khoảng từ 12 đến 14 tháng.
Tuy nhiên, thời gian thẩm định đơn kiểu dáng nêu trên cũng có thể được rút ngắn xuống nếu người nộp đơn đăng ký kiểu dáng tiến hành yêu cầu thẩm định nhanh.
Trong trường hợp yêu cầu thẩm định nhanh đơn kiểu dáng được nộp thì sẽ phát sinh phí xét nghiệm nhanh.
Đơn đăng ký kiểu dáng khi nộp vào Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn xét nghiệm hình thức đơn đăng ký kiểu dáng: trong khoảng từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nếu được chấp nhận, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ ra công văn chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức đối với đơn đăng ký kiểu dáng.
Trường hợp ngược lại, Cục sẽ ra công văn thiếu sót và yêu cầu người nộp đơn đăng ký kiểu dáng sửa đổi, bổ sung trong vòng 01 tháng.
+ Công bố kiểu dáng: đơn đăng ký kiểu dáng sẽ được công bố trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Xét nghiệm nội dung: đơn đăng ký kiểu dáng sẽ được xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 9-10 tháng tính từ ngày công bố đơn.
3. Hiệu lực của bằng kiểu dáng
Bằng kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trong 15 năm kể từ ngày nộp đơn. Kiểu dáng có thể được gia hạn 02 lần, mỗi lần 05 năm.
4. Đối tượng được chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bề ngoài của 01 sản phẩm được thể hiện dưới dạng hình ảnh 3D, bố trí của các đường nét, màu sắc.
VD: kiểu dáng bao bì gói cà phê, gói kẹo, kiểu dáng điện thoại, kiểu dáng máy tính, kiểu dáng bàn ghế, kiểu dáng hộp thuốc, kiểu dáng hộp bút,…
Tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp ở nước ta ngày càng phổ biến, phức tạp và đa dạng không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng mà còn là mối lo ngại chung của toàn xã hội, gây cản trở đến sự phát triển kinh tế.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này, hoặc nếu có quan tâm thì lại gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với những vi phạm.
Vậy nếu phát hiện thấy đơn vị khác có hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp mình thì cần xử lý thể nào? Xem thêm bài viết xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
5. Các dịch vụ của Luật Minh Tín trong lĩnh vực tư vấn kiểu dáng công nghiệp
– Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký, bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp;
– Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
– Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp;
– Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
– Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
– Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nếu muốn chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (li xăng) thì cần làm gì?
Để được tư vấn chi tiết trong vấn đề đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và các hỗ trợ pháp lý khác, Quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Minh Tín theo:
Số điện thoại: 0243.555.8410/0915.177.856
HOTLINE: 0902.267.116
Email: info@luatminhtin.vn
Rất mong được hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng.