Tư vấn ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình

tư vấn ly hôn

Bất cứ ai cũng đều mưu cầu cuộc sống hạnh phúc. Nhưng khi cuộc sống hôn nhân rơi vào bế tắc, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vợ, đời sống hôn nhân không thể tiếp tục kéo dài thì sẽ dẫn tới ly hôn. Luật Minh Tín sẽ tư vấn ly hôn cụ thể, chi tiết cho bạn trong bài viết này.

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân, hủy bỏ các trách nhiệm của hôn nhân, của pháp lý và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án sẽ quyết định ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.

Vậy thủ tục ly hôn thế nào? Ai sẽ được giành quyền nuôi con sau ly hôn? Vấn đề chia tài sản khi ly hôn ra sao? Làm sao để giải quyết quá trình đó được nhanh chóng. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết tư vấn ly hôn dưới đây.

Căn cứ và giải quyết ly hôn là hai vấn đề cơ bản và quan trọng của chế định ly hôn.

1. Tư vấn các căn cứ pháp luật về ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định các căn cứ để Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn bao gồm hai căn cứ tại Điều 55 (Thuận tình ly hôn) và Điều 56 (Ly hôn theo yêu cầu của một bên).

1.1. Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân, được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Trong thuận tình ly hôn, vợ và chồng được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Vợ chồng thuận tình ly hôn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của con. Nếu vợ chồng không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của con thì Toà án quyết định giải quyết việc ly hôn.

1.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương)

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên hay ly hôn đơn phương.

Ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Theo đó, có ba căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân theo yêu cầu của một bên, cụ thể:

  Thứ nhất: khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp này, tòa án sẽ tiến hành hòa giải nếu vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn. Trường hợp hòa giải không thành, tòa án xem xét yếu tố lỗi của chồng hoặc vợ (bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng hoặc vợ) dẫn đến việc hôn nhân tan vỡ.

  Thứ hai: trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Quy định này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của người có vợ hoặc chồng bị mất tích, để họ có cuộc sống mới. Người bị Tòa án tuyên bố mất tích khi người đó biệt tích từ 02 năm liền trở lên. Mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết. Do đó, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích (Khoản 1, Điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015).

Nếu vợ hoặc chồng của người bị mất tích yêu cầu ly hôn đồng thời với yêu cầu tuyên bố mất tích thì Tòa án căn cứ vào những chứng cứ chứng minh người bị mất tích theo quy định để tuyên bố mất tích và cho ly hôn.

  Thứ ba: trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định rộng mở đối tượng được yêu cầu ly hôn ngoài vợ hoặc chồng giúp những người mất năng lực hành vi dân sự, tránh được bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2. Tư vấn giải quyết ly hôn

2.1. Trình tự ly hôn

Bước 1: Vợ/chồng chuẩn bị hồ sơ ly hôn và mang đến Tòa án nhân dân nơi cư trú của vợ/chồng đang công tác để nộp. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn
  • Bản sao có công chứng của chứng minh thư nhân dân (CMTND) hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
  • Sao y bản chính của hộ khẩu
  • Bản chính Giấy đăng ký kết hôn hoặc sao y bản chính
  • Giấy đăng ký khai sinh của con (nếu có con)
  • Tài liệu liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (nếu có)
  • Các tài liệu khác kèm theo

Bước 2: Tòa án sẽ đưa ra mức lệ phí để ly hôn (gọi là “Phí tạm ứng ly hôn”) sau khi nộp đơn. Vợ/ chồng sẽ nộp mức phí tạm ứng sơ thẩm này tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/ huyện đó.

Bước 3: Sau khi nộp xong phí tạm ứng thì vợ/chồng đến Tòa để nộp biên lai thu phí tạm ứng và sẽ được Tòa hướng dẫn thủ tục ly hôn.

Bước 4: Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết ly hôn cho vợ/chồng.

2.2. Thủ tục giải quyết ly hôn

  Sau khi nộp Đơn thuận tình ly hôn hay Đơn yêu cầu ly hôn và các tài liệu kèm theo tại Tòa án có thẩm quyền, Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý đơn để giải quyết. Thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc trong việc xử lý yêu cầu ly hôn của các bên với mục đích là xác định chính xác tình trạng hôn nhân.

  Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ đưa việc hay vụ án ra để giải quyết theo quy định.

2.3. Giải quyết quan hệ con chung và quan hệ tài sản

  Quá trình giải quyết Tòa án căn cứ trên cơ sở pháp luật và tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận các bên. Nếu các vấn đề trên các bên không tự giải quyết được, có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án căn cứ vào các chứng cứ và quy định pháp luật xem xét ra phán quyết.

2.3.1. Giải quyết quan hệ con chung

  Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không thể tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

  Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu con từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 03 tuổi thì mẹ trực tiếp nuôi.

  Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con (nếu con từ 07 tuổi trở lên).

  Sau khi chia tay, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con và không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con, lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn thực tế diễn ra rất phức tạp. Không thể thỏa thuận quyền nuôi con; muốn giành toàn quyền nuôi con; bên còn lại không trợ cấp nuôi con theo quy định;… Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0902.267.116/0914.179.856 để được luật sư tư vấn ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn.

2.3.2. Giải quyết quan hệ tài sản

  Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi có tính đến các yếu tố sau: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Bên cạnh việc giành quyền nuôi con thì chia tài sản khhi ly hôn cũng là một vấn đề hết sức nan giải. Thực tế có nhiều phát sinh như: thuận tình ly hôn nhưng chưa quyết được tài sản chung; không đồng ý với việc chia tài sản sau ly hôn như vậy; thậm chí người vợ thứ 2 của chồng cũng đòi phải chia tài sản cùng;… Bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía dưới để được tư vấn chi tiết hơn từ luật sư giàu kinh nghiệm nha.

  Kết luận: Trong cuộc sống, ly hôn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên khi đời sống chung của hai vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, việc kéo dài quan hệ hôn nhân khiến cho cuộc sống trở nên nặng nề hơn. Ly hôn là lối thoát cho cả vợ lẫn chồng để có cuộc sống tốt hơn. Chế định ly hôn làm cơ sở để giải quyết vấn đề ly hôn.

  Trên đây là những chia sẻ của Luật Minh Tín về vấn đề ly hôn. Hy vọng với những gì Luật Minh Tín đưa ra sẽ giúp bạn đọc có kiến thức và hiểu thêm về vấn đề ly hôn.

Với 10 năm hoạt động, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn dân sự nói chung đặc biệc là tư vấn đề ly hôn. Chúng tôi cam kết sẽ giải quyết vấn đề của bạn hiệu quả và trong nhanh chóng nhất.

  Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Minh Tín theo:

Số điện thoại: 0243.555.8410/0914.179.856

HOTLINE: 0902.267.116 (B)/0932.103.586 (N)

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong được hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.

Phạm Trang

Sharing is caring!

3

10 thoughts on “Tư vấn ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình

  1. Luật sư cho em hỏi em trai em ly hôn vậy có được quyền nuôi con không. Em trai em con 1 có đu điều kiện nuôi con, vợ nó thì mới đi làm và tự đưa đơn

    1. Con dưới 36 tháng thì Tòa sẽ chia ưu tiên cho mẹ. Con từ 36 tháng 7 tuổi thì Tòa sẽ dựa vào điều kiện kinh tế, tình cảm (bên nào chăm sóc cho con tốt hơn, vui chơi với con nhiều hơn,… đảm bảo về mặt tinh thần cho con), bên nào tốt hơn sẽ chia cho bên đó. Còn con đủ 7 tuổi thì sẽ dựa vào lựa chọn của con bạn nhé!

  2. Luât sư cho tôi hỏi , nếu 2 vc li thân mà tôi nuoi con vợ không có bất cứ hỗ trợ về tài chính cung như chăm con thì khi tranh chấp nuoi con có thể làm căn cứ để tôi được nuôi 2 con không , một cháu 8t , một cháu 4t , và trong bao lâu thi có hiệu lực và luật có quy đinh gì ?

    1. Căn cứ theo quy định của Luật HN&GĐ thì để được quyền nuôi con có hai cách để giải quyết như sau:
      Cách 1: Vợ chồng thỏa thuận để quyết định người trực tiếp nuôi, chăm sóc, giáo dục con.
      Cách 2: Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án cho được nuôi con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc sẽ giao cho người mẹ là người được quyền trực tiếp nuôi con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
      Vì bạn có 2 con, một con mới 4 tuổi nên không hỏi mong muốn của con muốn ở với ai. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định bạn hay vợ bạn có quyền nuôi con.
      Còn con đã 8 tuổi thì Tòa án phải lấy ý kiến của con bạn và xem xét các điều kiện khác để quyết định bạn hay vợ bạn có quyền nuôi con.
      Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điệu kiện cho sự phát triển tốt về tình thần và phải xem xét nguyện vọng của con muốn sống trực tiếp với ai để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.
      Cụ thể tòa án sẽ xem xét một cách tổng hợp trên các phương diện sau đây để quyết định trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng.
      Một là, căn cứ vào điều kiện về vật chất: ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…. các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ
      Hai là, các yếu tố tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

      Nếu hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì thời gian giải quyết ly hôn cho hai bạn sẽ nhanh chóng hơn. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày Tòa thụ lý vụ án.
      Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được về việc ly hôn. Việc ly hôn xuất phát từ một phía thì thời gian giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên (ly hôn đơn phương) từ 04 tháng đến 06 tháng.

  3. Xin chào VP luật:
    Hiện tại tôi đã ly hôn đc 4 năm. Trước khi ly hôn tôi đã có 2 người con 1 tôi nuôi, 1 đối phuong nuôi.
    Hiện nay kinh tế và điều kiện đủ khả năng nuôi 2 người con (đối phuong đã lập gia đình, Có 1 người con)
    Tôi muốn nhận nuôi con thì cần làm những gì và ntn
    Tôi rất mong VP luật tư vấn giúp tôi.
    Tôi cảm ơn!

    1. Đối với trường hợp của bạn, Công ty Luật TNHH Minh Tín xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
      “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
      2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
      a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
      b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
      3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
      4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
      5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
      a) Người thân thích;
      b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
      c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
      d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
      Như vậy, đối với trường hợp của bạn, có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn khi có một trong hai căn cứ sau:
      Thứ nhất, hai vợ chồng bạn đã thỏa thuận và thống nhất với nhau về việc thay đổi người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn để đảm bảo tốt nhất lợi ích về mọi mặt cho con.
      Thứ hai, bạn có căn cứ là chồng/vợ bạn không còn đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Đồng thời, bạn phải chứng minh được bạn có đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con như là: có thu nhập ổn định, có thời gian chăm sóc con, có nơi ở ổn định, điều kiện đi lại…
      Trong trường hợp, con bạn đã trên 07 tuổi thì sẽ xét theo nguyện vọng của con muốn ở với ai.
      Nếu 2 bạn không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
      Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Tín về vấn đề bạn cần tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận Luật sư tư vấn để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
      Trân trọng cảm ơn!

  4. Vợ chồng tôi cưới nhau đc 2 đứa con đứa 4tuoi đưa 10tháng giờ 2vo chồng thường xuyên cải nhau không hòa hợp trong cuộc sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn , giờ tui muốn ly hôn thì con mỗi người nuôi một đứa hay sao, tui muốn nuôi cả 2 có đc không ạ, cảm ơn.

    1. Chào bạn, để tiến hành ly hôn thì bạn sẽ phải làm rõ các vấn đề sau:
      – Hiện tại vợ chồng bạn đang ở đâu?
      – Vợ/chồng có phải là người nước ngoài hay không?
      – Điều kiện kinh tế của vợ chồng bạn thế nào?
      Nếu vợ/chồng bạn là người nước ngoài thì sẽ không thể tiến hành ly hôn được vì con nhỏ vẫn còn đang dưới 4 tuổi.
      Trường hợp cả 2 vợ chồng đều là người Việt Nam thì theo quy định pháp luật được ban hành thì nếu con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn quyền nuôi con sẽ thuộc về người mẹ.
      Hiện tại 2 vợ chồng chị đã có 2 người con chung: 1 bé 10 tháng tuổi (nếu ly hôn thì con sẽ theo mẹ) và 1 bé 4 tuổi.
      Trường hợp của bé 4 tuổi cần phải xác định tình hình tài chính của vợ và chồng. Nếu 2 người đều có thu nhập riêng và ổn định thì Tòa sẽ để mỗi người nuôi 1 bé.
      Trường hợp người chồng không đáp ứng được tài chính hoặc những trường hợp đặc biệt khác thì Tòa sẽ để người mẹ nuôi cả 2 đứa con.
      Nếu gặp khó khăn trong vấn đề ly hôn và tranh chấp ly hôn, bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Tín. Chúng tôi sẽ đại diện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.
      Trân trọng!

  5. Cuộc sống của vợ chồng toi gần day ko dc hoa thuận do a nghe người ta nói tôi co bo a ta nói toi lấy tiền cua a ta cho nguoi nha toi a ta luon buong nhung loi noi tho tuc de nhuc ma toi duoi toi ra khoi nha ko cho toi ve nhung vi toi thuong hai dua nho len toi van thuong xuyen ve nha a ta noi voi toi la a ta muon li hon nhungden giay phut bay gio toi ko the nao chiu dc nua toi muon cat mot ve nhung giay to hien gio a ta da cam chia khoa toi ko the nao mo tu de lay giay to dc lieu toi co the van li hon dc ko

    1. Chào bạn,
      Để yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục ly hôn, bạn cần phải có các tài liệu về nơi cư trú (sổ hộ khẩu), quan hệ hôn nhân (Giấy đăng ký kết hôn) và quan hệ cha, mẹ, con (Giấy khai sinh của các con), tài liệu chứng minh tài sản chung vợ chồng.
      Tuy nhiên, như bạn trình bày, các tài liệu này đều đang bị chồng bạn giữ. Trong trường hợp này, bạn có thể giải quyết và thu thập tài liệu bằng cách sau:
      – Về sổ hộ khẩu: Bạn có thể yêu cầu Công an phường giải quyết, yêu cầu chồng bạn giao sổ hộ khẩu để bạn thực hiện việc chứng thực, để nộp cho Tòa án.
      – Về Giấy đăng ký kết hôn: Bạn có thể xin trích lục Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Ủy ban phường nơi hai bạn đăng ký kết hôn.
      – Về Giấy khai sinh của các con: Bạn có thể xin trích lục tại Ủy ban phường nơi đăng ký khai sinh cho con.
      – Về tài liệu chứng minh tài sản chung vợ chồng: Bạn có thể xin trích lục hoặc xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng/Giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản đó.
      Khi đã thu thập được các tài liệu chứng minh cơ bản, bạn nộp cùng với Đơn đề nghị ly hôn đến Tòa án nhân dân nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc để giải quyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese