Tư vấn ly hôn với người nước ngoài

ly hôn có yếu tố nước ngoài

Xã hội ngày một phát triển, tư tưởng của người dân Việt Nam cũng ngày được rộng mở hơn. Bên cạnh vấn đề người dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ngày một gia tăng thì việc ly hôn với người nước ngoài cũng được quan tâm rất nhiều.

Theo Điều 2 Khoản 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, ly hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là quan hệ ly hôn:

  • Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
  • Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
  • Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định pháp luật.

Bên cạnh những nét tương đồng với thủ tục ly hôn nói chung, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài còn mang những đặc trưng sau:

1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài

1.1. Thẩm quyền theo cấp

Thẩm quyền theo cấp giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 3, 4 Điều 35 và Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015). Theo đó, thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tuy nhiên, đối với trường hợp đặc biệt, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

1.2. Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thẩm quyền theo lãnh thổ để giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài được xác định theo Điều 39 BLTTDS 2015 là Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc; các đương sự cũng có thể thỏa thuận Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án ly hôn.

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn có thẩm quyền giải quyết.

1.3. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu được quy định tại Điều 40 BLTTDS 2015. Theo đó, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

2. Trình tự, thủ tục ly hôn với người nước ngoài

Ly hôn với người có yếu tố nước ngoài cũng tuân thủ các quy định về thủ tục đối với việc giải quyết vụ việc ly hôn nói chung theo trình tự các bước:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND Tỉnh/thành phố/huyện có thẩm quyền. Trong đó:

  • Trường hợp ly hôn thuận tình, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

+ Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có);

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam: Bản sao có chứng thực CMND, bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài: Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

  • Trường hợp ly hôn đơn phương, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

+ Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn;

+ Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của các con (nếu có);

+ Bản sao có chứng thực CMND; bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu (đối với người yêu cầu là người Việt Nam) hoặc Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự ( đối với người yêu cầu là người nước ngoài);

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung của vợ chồng.

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.

Căn cứ Luật Hôn nhân gia đinh, các văn bản hướng dẫn về thủ tục ly hôn với nước ngoài cụ thể nhất là tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC; các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài, thủ tục sơ thẩm vụ án ly hôn có những đặc trưng sau:

  • Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án ly hôn với người nước ngoài nếu là 1 trong các trường hợp sau:

+ Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo pháp luật Việt Nam

+ Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đăng ký kết hôn của họ được công nhận trên lãnh thổ Việt Nam

+ Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự và đã được ghi chú vào sổ các thay đổi về hộ tịch theo quy định tại Nghị định 83/CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ

  • Đơn ly hôn của đương sự ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự (nếu đương sự là người nước ngoài); hoặc phải được xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước sở tại (nếu đương sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài); hoặc ít nhất phải được thân nhân của họ và đương sự trong nước xác nhận. Đối với việc ly hôn có một bên trong quan hệ hôn nhân là người nước ngoài, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết nếu trong các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.
  • Việc lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài, việc điều tra, xác minh về tài sản chung ở nước ngoài,… phải được thực hiện qua con đường ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại.
  • Vấn đề hòa giải đoàn tụ trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài (trong trường hợp một bên đương sự ở nước ngoài, không có mặt tại Tòa án vào thời điểm thụ lý, giải quyết vụ án) không được đặt ra, coi như trường hợp không thể hòa giải. Do đó, Tòa án không phải thông báo cho đương sự ở nước ngoài về tham gia hòa giải.
  • Tòa án không phải triệu tập đương sự ở nước ngoài tham gia tố tụng tại phiên tòa mà chỉ thông báo cho họ biết việc Tòa án mở phiên tòa.
  • Việc tống đạt bản án, quyết định của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài cũng được thực hiện qua con đường ủy thác tư pháp.

Ở Việt Nam hiện nay, ly hôn với người nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tính chất phức tạp của những vụ việc này khiến các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết hay tiến hành các công việc như lấy lời khai của đương sự ở nước ngoài, điều tra, xác minh tài sản chung ở nước ngoài,… Điều đó đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần có sự hoàn thiện hơn nữa để khắc phục những bất cập trên cũng như đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Luật Minh Tín đã giải đáp cho rất nhiều trường hợp khúc mắc tại mục hỏi đáp về hôn nhân gia đình nói chung và ly hôn nói riêng.

Hy vọng với những gì Luật Minh Tín đưa ra sẽ giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể khó tiến hành các thủ tục ly hôn với người nước ngoài được nhanh chóng do nhiều vấn đề phát sinh hoặc do chưa nắm rõ được các quy định pháp luật hiện hành. Với đội ngũ luật sư cùng chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn tiến hành các thủ tục được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí nhất.

Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề ly hôn với người nước ngoài nói riêng hay ly hôn nói chung hoặc các dịch vụ pháp lý khác, bạn vui lòng liên hệ chúng tôi theo:

Số điện thoại: 0243.555.8410/0914.179.856

Hotline: 0902.267.116/0932.103.586

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.

Phạm Thị Như Quỳnh

Sharing is caring!

3
EnglishVietnamese