Quy định của pháp luật về phân chia thừa kế tài sản

chia thừa kế tài sản

  Luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản của mỗi cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo vệ tuyệt đối các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản này sẽ không mất đi mà sẽ được chuyển dịch từ người này sang người khác, khi chết con người có quyền để lại thừa kế cho những người đang sống.”

  Vậy, thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

  Các hàng thừa kế được pháp luật quy định

  Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2005 quy định có ba hàng thừa kế, gồm:

–  Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

–  Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

–  Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

  Những người được chia thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

  Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng phần di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

  Pháp luật hiện hành quy định hai quan hệ thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

  Thứ nhất, chia thừa kế theo di chúc

  Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản thừa kế của người đã chết sang cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó trong di chúc.

Pháp luật quy định về chia thừa kế tài sản

  Người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân mà không thể là cơ quan, tổ chức. Tài sản của cơ quan, tổ chức là tài sản chung của một chủ thể pháp lý.

  Người thừa kế theo di chúc: là bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.

* Các điều kiện có hiệu lực của di chúc:

– Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự

– Điều kiện về ý chí của người lập di chúc

– Điều kiện về nội dung của di chúc

– Điều kiện về hình thức của di chúc

* Hiệu lực pháp luật của di chúc

Khoản 1 Điều 667 Bộ luật dân sự quy định:

“Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế”.

Điều 633 Bộ luật dân sự quy định:

“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”.

  Trường hợp cái chết của người để lại di sản là cái chết thực tế thì thời điểm họ chết chính là thời điểm mở thừa kế. Trường hợp người có tài sản bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế được xác định theo nội dung quyết định của Tòa án.

Điều 668 Bộ luật dân sự quy định:

“Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

* Quyền của người lập di chúc

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

* Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Điều 669 Bộ luật dân sự quy định:

  “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

  Thứ hai, chia thừa kế theo pháp luật

  Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

* Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật

– Trường hợp không có di chúc

– Trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp

– Trường hợp những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

* Thừa kế thế vị

  Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế thế vị chỉ xảy ra ở hàng thừa kế thứ nhất.

Với 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý tận tình, có chuyên môn cao, chúng tôi sẽ mang đến dịch vụ tư vấn thừa kế tốt nhất cho Quý khách. Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, Luật Minh Tín sẽ hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc chia thừa kế; tư vấn giải quyết tranh chấp phát sinh trong thừa kế;…

  Bạn đọc có thể tham khảo thêm các giải đáp thắc mắc của Luật Minh Tín cho khách hàng trong vấn đề chia thừa kế tài sản, đất đai để tìm ra phương án phù hợp đối với trường hợp của mình.

  Để được tư vấn chi tiết trong vấn đề về thừa kế tài sản, đất đai và các hỗ trợ pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Minh Tín. Rất mong được hợp tác cùng Quý khách hàng!

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese