Thương thảo, soạn thảo hợp đồng kinh tế

soạn thảo hợp đồng kinh tế

1. Đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế

a. Đàm phán

 Đàm phán hợp đồng là thực hiện một hoặc nhiều cuộc đối thoại, thương lượng giữa các bên có quan hệ đối tác với nhau. Nhằm mục đích tiến đến một thoả thuận chung đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia đàm phán.

  Ở giai đoạn đàm phán hợp đồng, chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đàm phán. Đàm phán hợp đồng thường xảy ra trước khi ký kết hợp đồng. Nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng (trong các trường hợp đàm phán để sửa đổi, bổ sung hợp đồng).

  Nguyên tắc áp dụng trong đàm phán hợp đồng là nguyên tắc tự do thỏa thuận trong Bộ luật Dân sự. Sự tự do thỏa thuận trong đàm phán là nguyên tắc chủ đạo nhưng phải dựa trên cơ sở phù hợp với sự điều chỉnh của các quy định pháp luật.

  Phương thức đàm phán được thực hiện qua những đề nghị mời đàm phán. Việc gửi lời mời và việc chấp nhận lời mời đàm phán là bước khởi đầu của tiến trình đàm phán của các bên. Lời mời đàm phán chỉ là khởi đầu của một phía muốn giao dịch, nên chưa là một đề nghị giao kết hợp đồng.

  Suốt quá trình đàm phán, kể cả đến thời điểm kết thúc giai đoạn đàm phán, các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung đàm phán lại hoặc đàm phán bổ sung trước khi ký kết hợp đồng.

  Hậu quả nếu đàm phán bị thất bại: không có quy định pháp lý nào ràng buộc các bên phải chịu trách nhiệm khi đàm phán bị thất bại.

Mỗi bên trong đàm phán có quyền từ bỏ cuộc đàm phán, ngay cả vào giờ chót, mà không phải chịu bất cứ một trách nhiệm bồi thường nào kể cả về chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán. Thời gian tiến hành đàm phán và cơ hội kinh doanh có thể bị mất đi do đàm phán thất bại.

b. Soạn thảo hợp đồng kinh tế

Sau quá trình đàm phán, thương lượng, doanh nghiệp cần soạn thảo hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ phải thực hiện của các bên. Hợp đồng kinh tế chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.

Nhằm bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, một bản hợp đồng kinh tế cần phải có các điều khoản cơ bản sau:

–  Điều khoản xác định thông tin của các bên: đây là điều khoản đầu tiên và luôn phải có trong hợp đồng thương mại nhằm xác định cụ thể cá nhân, tổ chức tham gia. Cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia ký kết hợp đồng thương mại khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

–  Điều khoản về giá: các bên khi thỏa thuận về giá cả cần đề cập tới các nội dung về đơn giá, tổng giá trị và tổng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (giá di động).

–  Điều khoản thanh toán: các bên cần có thỏa thuận về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán.

–  Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên: pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên. Thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

–  Điều khoản về phạt vi phạm: đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi phát sinh vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. Như vậy, để hạn chế rủi ro, các bên nên thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng. Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng. Thỏa thuận một số trường hợp cụ thể vi phạm khi áp dụng phạt vi phạm.

–  Các điều khoản khác: các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản khác phù hợp với giao dịch và quy định của pháp luật nhằm hợp đồng chi tiết hơn.

soạn thảo hợp đồng kinh tế
Công ty luật Minh Tín hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế

2. Một số lỗi thường gặp trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng kinh tế

–  Về hình thức hợp đồng:

  Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

  Trừ một số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định nhằm đảm bảo nguyên tắc chung. Ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng.

  Cùng với xu thế phát triển và ứng dụng thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật cũng ghi nhận hình thức hợp đồng được thể hiện dưới thông điệp dữ liệu điện tử và vẫn được coi là hình thức hợp đồng bằng văn bản.

  Trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Ví dụ như hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất, mua bán chung cư, hay mua bán các phương tiện như ô tô,.. thì đều phải lập thành văn bản và phải có công chứng.

–  Về ký kết hợp đồng và ủy quyền ký kết hợp đồng:

  Bộ luật dân sự xác định thời điểm hợp đồng có hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thỏa thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng. Về nguyên tắc, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị.

  Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ khi các bên có thỏa thuận khác. Ví dụ hợp đồng các bên ký vào ngày 01/01/2018 nhưng các bên thỏa thuận lại coi hợp đồng được ký kết ngày 01/02/2018 hoặc khi pháp luật có quy định khác.

  Vấn đề ủy quyền ký kết hợp đồng không được Bộ luật dân sự quy định cụ thể. Tuy nhiên, vì hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự cho nên có thể áp dụng các quy định về việc ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện hợp đồng theo chế định người đại diện.

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm các mẫu Hợp đồng trên Internet. Tuy nhiên, để đi sâu vào soạn thảo nội dung cũng như đưa ra các điều khoản phù hợp, chặt chẽ thì những biểu mẫu đó không đáp ứng được.

  Công ty Luật Minh Tín với nhiều năm hoạt động trong nghề sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc thương thảo, soạn thảo các hợp đồng kinh tế theo yêu cầu qua các giai đoạn

  Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu của khách hàng liên quan đến đàm phán hợp đồng. Tại giai đoạn này xác định được yêu cầu cụ thể của khách hàng, phải làm rõ được mục đích mà khách hàng đòi hỏi, mong muốn đạt được.

  Giai đoạn 2: Đàm phán, soạn thảo, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. Tại giai đoạn này cần:

+ Xác định chủng loại hợp đồng đàm phán và ký kết;

+ Tìm hiểu cụ thể tình hình phía đối tác của khách hàng mình;

+ Xác định nguồn luật điều chỉnh quan hệ của loại hợp đồng cần đàm phán, ký kết;

+ Lên phương án, kế hoạch, tiến trình đàm phán; tiến hành đàm phán sơ bộ, ban đầu với đối tác của khách hàng;

+ Chuẩn bị dự thảo hợp đồng để chủ động đi vào đàm phán chính thức;

+ Cùng với khách hàng tham gia đàm phán hợp đồng;

+ Kiểm tra hoàn chỉnh, thông qua dự thảo hợp đồng để đảm bảo sự nhất trí hai bên đối tác và tham mưu cho khách hàng chính thức ký kết hợp đồng.

  Để được hỗ trợ về dịch vụ pháp lý, Quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Minh Tín theo:

Số điện thoại: 0243.555.8410/0915.177.856

HOTLINE: 0902.267.116

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong được hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese