Thành lập doanh nghiệp

thành lập doanh nghiêp

Là một startup, bạn muốn kế hoạch kinh doanh của mình trở thành hiện thực và nó phải là một kế hoạch tạo ra nguồn thu dài hạn cho mình. Hoặc bạn là chủ một doanh nghiệp và đang muốn mở rộng đầu tư hay kinh doanh vào một lĩnh vực khác nhằm phục vụ cho kế hoạch kinh doanh dài hạn. Để thực hiện được kế hoạch đó thì điều đầu tiên bạn phải xem xét là vấn đề thành lập doanh nghiệp.

Vậy cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp như thế nào? Chi phí thành lập có cao không? Nếu muốn thay đổi đăng ký kinh doanh như thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh; thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh thì làm thế nào? Thành lập văn phòng đại diện; thành lập chi nhánh thì cần làm gì?… Tự hào là công ty luật có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nhằm thực hiện các vấn đề trên nhanh chóng mà đem lại hiệu quả tốt nhất.

1. Thành lập doanh nghiệp

Để thành lập một doanh nghiệp, người chủ doanh nghiệp cần quan tâm tới:

  • Nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp theo loại hình nào?
  • Cần đặt tên gì cho doanh nghiệp?
  • Nên đặt trụ sở chính của doanh nghiệp ở đâu thì sẽ phù hợp và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh?
  • Pháp luật quy định có những ngành nghề kinh doanh nào?
  • Để thành lập thì cần vốn điều lệ là bao nhiêu?
  • Cần đăng ký thành lập tại cơ quan nào?
  • …..

Khi đã xác định được những vấn đề nêu trên thì trình tự quá trình để thành lập doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu

  • Bản sao có công chứng của chứng minh thư nhân dân (CMTND) hoặc thẻ căn cước (TCC) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người sáng lập (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên) hoặc của các thành viên, cổ đông (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần,…)

Bước 2: Soạn và nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đã xác định rõ các thông tin về công ty như ngành nghề kinh doanh, trụ sở hoạt động, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,… và chuẩn bị xong các tài liệu về thành viên, cổ đông thì bạn cần soạn và gửi những giấy tờ sau tại Sở kế hoạch và đầu tư:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên tham gia thành lập công ty (>= 2 người)
  • Quyết định góp vốn của các thành viên công ty
  • Các giấy tờ chứng thực khác kèm theo

Bước 3: Khắc con dấu và công bố mẫu dấu của công ty

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mỗi công ty sẽ có một mã số doanh nghiệp (mã số thuế) riêng. Lúc này người chủ doanh nghiệp cần tiến hành khắc con dấu công ty để thực hiện các hoạt động pháp nhân của doanh nghiệp mình trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Khi đã có con dấu, doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải công khai ngành nghề kinh doanh, danh sách thành viên/cổ đông (tối đa 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) lên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Doanh nghiệp có thể tự đăng ký thành lập công ty nhưng vì chưa nắm rõ những kiến thức pháp lý chắc chắn nên doanh nghiệp có thể sẽ phải làm đi làm lại nhiều lần thì mới đăng ký được. Do đó, việc thuê một đơn vị uy tín, có kinh nghiệm sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cũng như công sức rất nhiều cho doanh nghiệp.

2. Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Với nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên giỏi, Công ty Luật Minh Tín sẽ giúp quý khách tiết kiệm thời gian, chi phí và hơn hết, chất lượng dịch vụ hoàn hảo là điều chúng tôi mang lại cho khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0902.267.116/0914.179.856 Quý khách sẽ được tư vấn chi tiết về các vấn đề:

–  Loại hình doanh nghiệp: lựa chọn loại hình phù hợp với yêu cầu của khách hàng dựa trên các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp;

–  Đặt tên doanh nghiệp: lựa chọn và tra cứu tên doanh nghiệp;

–  Ngành nghề đăng ký kinh doanh: ngành nghề kinh doanh theo pháp luật hiện hành (phù hợp với quy định của pháp luật);

–  Địa chỉ trụ sở, thành viên/cổ đông sáng lập (phù hợp với quy định của pháp luật);

–  Vốn điều lệ: tư vấn về mức vốn điều lệ phù hợp để thành lập doanh nghiệp, những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định (phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh);

–  Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp;

–  Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

3. Tư vấn các vấn đề khác liên quan

3.1. Tư vấn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Sau khi doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, có nhiều lý do mà doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể tự thực hiện thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, các thủ tục tại Việt Nam còn hơi rườm rà, nếu không am hiểu sẽ tốn nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc để thay đổi. Cùng với kinh nghiệm lâu năm của mình, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện trong thời gian sớm nhất cùng với hiệu quả tốt nhất cho khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên gia công ty tư vấn.

Lĩnh vực tư vấn thay đổi nội dung kinh doanh gồm:

–  Thay đổi vốn điều lệ, loại hình doanh nghiệp;

–  Thay đổi cổ đông, thành viên sáng lập của công ty, người đại diện theo pháp luật;

–  Thay đổi tên doanh nghiệp;

–  Thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

–  Thay đổi, chuyển nhượng phần vốn góp;

–  Thay đổi, bổ sung ngành kinh doanh;

–  Các nội dung khác liên quan.

Sau khi thay đổi nội dung trên giấy Đăng ký kinh doanh thì công ty lúc này sẽ có 2 hồ sơ pháp lý liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình là: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

3.2. Tư vấn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Để mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần có thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở chính. Do đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn loại hình đơn vị trực thuộc phù hợp.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất về:

–  Lựa chọn loại hình chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách hàng;

–  Địa điểm thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

3.3. Thực hiện các công việc theo uỷ quyền

  Công ty sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo yêu cầu. Nội dung công việc thực hiện cụ thể:

–  Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh;

–  Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;

–  Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

–  Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho doanh nghiệp;

–  Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và dấu công ty;

–  Đại diện cho khách hàng đăng công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia (từ ngày 01/7/2015 là thủ tục bắt buộc).

  Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường xuyên có các hoạt động pháp lý như làm việc với các cơ quan Nhà nước; đàm phán; ký kết hợp đồng; soạn thảo hợp đồng; kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ tài liệu do khách hàng soạn thảo;… hay chính sách, giả quyết liên quan đến các vụ khiếu nại, tranh chấp với khách hàng hoặc đối tác. Luật Minh Tín sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề này thông qua dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo:

Số điện thoại: 02435.558.410/0915.177.856

HOTLINE: 0902.267.116

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese