Góp vốn thành lập doanh nghiệp – Nhiều hay ít, bao nhiêu là đủ?

góp vốn thành lập doanh nghiệp

Khi chúng ta có nhu cầu góp vốn mở một công ty/doanh nghiệp để phát triển kinh doanh, có rất nhiều vấn đề đặt ra. Chúng ta cần tìm hiểu các thông tin để bắt đầu thủ tục pháp lý thành lập công ty mới/doanh nghiệp mới.

  Những vấn đề nhiều người thắc mắc như: lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào, tên công ty là gì, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật, các khoản thuế phải đóng,…

Nhưng vấn đề mà người kinh doanh quan tâm không kém từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng kinh doanh trước đó, đó là góp vốn.

  Người kinh doanh sẽ tự đặt ra cho mình những câu hỏi như góp vốn thế nào là đủ, góp trong thời gian bao lâu? Mức vốn tối thiểu là bao nhiêu? Và tối đa là bao nhiêu?…

góp vốn thành lập doanh nghiệp
Góp vốn thành lập doanh nghiệp – Nhiều hay ít, bao nhiêu là đủ?

  Trong bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ. Qua đó có được những thông tin hữu ích khi thành lập một công ty mới, giúp các “doanh chủ” vững tin khi khởi nghiệp.

1. Góp vốn là gì? Gồm những loại vốn nào?

  Nói một cách dễ hiểu, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty.

  Vốn góp có 2 loại: vốn điều lệ và vốn pháp định.

  Vốn điều lệ: Luật doanh nghiệp quy định “tổng số vốn do các thành viên (đối với Công ty TNHH) hoặc cổ đông (đối với Công ty CP) góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty”.

  Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tức, khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh một ngành nghề nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu một mức vốn pháp định cụ thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu bắt buộc về số vốn thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện hoạt động.

  Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

2. Vốn điều lệ tối thiểu, vốn điều lệ tối đa – bao nhiêu là đủ?

* Vốn điều lệ tối thiểu

  Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó, nhưng không giới hạn mức tối đa.

  Riêng đối với vốn điều lệ, nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường (tức là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện) thì không yêu cầu mức vốn tối thiểu. Tức là kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình bao nhiêu cũng được. Sau đó, mức vốn điều lệ được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty. Đây là khoản vốn góp được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị cấm.

* Vốn điều lệ tối đa

  Cũng như vốn tối thiểu, không có quy định pháp luật về mức vốn điều lệ tối đa. Nghĩa là không hạn chế việc mức góp vốn đầu tư vào công ty, miễn sao đảm bảo việc hoạt động kinh doanh hiệu quả. Chủ doanh nghiệp muốn góp vốn bao nhiêu cũng được.

3. Một số vấn đề cần chú ý khi góp vốn thành lập doanh nghiệp

Đến đây, chủ doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm nhiều thắc mắc như:

Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty/doanh nghiệp hay không?

  Khi góp vốn thành lập công ty/doanh nghiệp thì không cần chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng.

  Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký mức vốn điều lệ công ty nhưng sau đó cũng không cần chứng minh. Họ chỉ cần hoạt động hiệu quả, quản lý chặt chẽ việc kinh doanh và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính trong khi hoạt động.

– Thời hạn góp vốn đủ và đúng là bao lâu?

  Hiện nay, pháp luật hiện hành quy định về thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  Thực tế, có rất ít doanh nghiệp phải chứng minh và góp đủ vốn như lúc kê khai thành lập doanh nghiệp.

  Do đó, khai vốn điều lệ bao nhiêu thì khi thành lập công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn khai đó.

  Riêng trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Hay nói cách khác, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, do tính chất chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

– Góp vốn chưa đủ có làm sao không?

  Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên hoặc cổ đông “cam kết góp” khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định.

  Với tính chất “cam kết góp”, đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động và là cơ sở phân chia lợi nhuận cho các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp. Đây là sự cam kết mức chịu trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp mình.

  Về mặt pháp lý: việc góp chưa đủ không ảnh hưởng đến việc thành lập và hoạt động của công ty. Sau 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu các thành viên không góp đủ thì sẽ phải điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp.

  Về những tác động trong hoạt động kinh doanh: trong các giao dịch có giá trị lớn, nhiều trường hợp các đối tác và ngân hàng dễ có tâm lý e dè, thiếu tin tưởng, không an tâm dẫn đến các giao dịch khó thực hiện hoặc không thực hiện được dẫn đến giảm sút hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Do đó, chủ các doanh nghiệp cần cân nhắc và dự liệu được số vốn khi quyết định khởi nghiệp.

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese