Những phản ứng của khách nợ và cách xử lý

phản ứng khách nợ

Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường không tránh khỏi tình trạng đối tác “trả chậm” trong thanh toán. Đôi khi những khoản nợ chậm thanh toán này kéo dài, bị chuyển thành nợ xấu, nợ khó đòi gây nên áp lực tài chính cho doanh nghiệp.

Khách nợ có thể đưa ra hàng trăm lý do nhằm trì hoãn các khoản nợ này, hoặc thậm chí né tránh khi người phụ trách thu hồi nợ đến đòi nợ.

Do vậy, để đạt được hiệu quả tối đa trong công tác thu hồi nợ, người phụ trách thu hồi nợ cần dự liệu được các phản ứng của khách nợ có thể xảy ra để có cách xử lý hiệu quả nhất.

Khách nợ thường phản ứng như thế nào?

1. Khách nợ từ chối làm việc

Thái độ lẩn tránh, không muốn gặp chủ nợ là trường hợp thường thấy trong tâm lý của các khách nợ.

Khách nợ có thể đưa ra hàng trăm nghìn lý do khác nhau để từ chối cuộc hẹn, không nghe điện thoại, không trả lời văn bản. Khi chúng ta gặp được khách nợ trực tiếp thì họ cố tình lẩn tránh bằng cách tìm lý do đang họp hoặc đang ký hồ sơ, tài liệu,…

Những phản ứng của khách nợ và cách xử lý

Trường hợp đã gặp được khách nợ nhưng đúng lúc đó, khách nợ đang phải giải quyết nhiều công việc (ký hồ sơ, giấy tờ; nghe điện thoại; trao đổi công việc với nhân viên;…) hoặc phải đang tiếp khách.

Trường hợp này, hãy kiên nhẫn chờ đợi họ thêm một khoảng thời gian hợp lý. Vì nếu không kiên nhẫn sẽ khiến người phụ trách thu hồi nợ mất nhiều thời gian và cơ hội để có thể gặp trực tiếp họ lần nữa.

phản ứng khách nợ
Những phản ứng của khách nợ

Người thu hồi nợ cần bình tĩnh ứng xử và đề nghị khách nợ cho biết lý do không thể gặp và yêu cầu được làm việc ngay lúc đó. Cần xem xét, nhận định, phán đoán xem những lý do khách nợ đưa ra có hợp lý, thuyết phục hay không.

Nếu lý do khách nợ đưa ra chỉ là cái cớ để họ lẩn tránh không làm việc, buộc chúng ta phải thể hiện rõ quan điểm cứng rắn, thái độ dứt khoát kết hợp với những lý lẽ phân tích, thuyết phục và đề nghị được làm việc với khách nợ ngay.

2. Khách nợ dọa tố cáo hành vi đòi nợ của người phụ trách thu hồi nợ

Trước tiên, cần mềm mỏng, nhẹ nhàng giải thích cho khách nợ trong quá trình ứng xử, giao tiếp. Có thể xin lỗi nếu có lời nói hoặc cư xử chưa chuẩn mực.

Sau đó, nói rõ cho họ biết hậu quả của việc vu khống có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc dân sự.

3. Khách nợ có thái độ côn đồ, dùng vũ lực (xã hội đen)

Trên thực tế, một số trường hợp khách nợ không có thiện chí trả nợ và muốn quỵt nợ. Họ thể hiện bằng thái độ côn đồ, chửi bới, đe dọa, thậm chí dùng vũ lực, thuê xã hội đen dọa dẫm người phụ trách thu hồi nợ.

Nếu người thu hồi nợ sợ hãi thì khách nợ đã đạt được mục đích, khoản nợ có thể không thu hồi được.Vì vậy, người phụ trách thu hồi nợ cần xử lý khéo léo trước trường hợp này.

Trước hết, người phụ trách thu hồi nợ cần thể hiện thái độ tự tin, không sợ sệt với những hành vi đó.

Luôn phải cẩn thận và cảnh giác. Có thể cử một số người đi cùng (nhưng không quá đông người để tránh trường hợp khách nợ cho rằng mình uy hiếp, gây rối họ); sử dụng phương tiện hỗ trợ cần thiết để có thể tránh được hậu quả.

Trong một số trường hợp cần thiết phải báo cho Công an địa phương để có thể kịp thời can thiệp.

4. Khách nợ thiện chí trả nợ nhưng khó khăn về tài chính

Đây là trường hợp thường xuyên xảy ra nhất.

Khách nợ cũng là doanh nghiệp/cá nhân cần tìm kiếm đối tác và khách hàng làm ăn. Họ luôn muốn giữ những mối quan hệ tốt đẹp với chúng ta. Do vấn đề khó khăn về tài chính nên không thể thanh toán được các khoản nợ cho chủ nợ.

Trong trường hợp này, người phụ trách thu hồi nợ có thể vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách nợ.

–  Chấp nhận cho khách nợ trả theo nhiều đợt ngắn hạn sẽ tăng khả năng thu hồi khoản nợ hơn, nhưng phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng.

–  Nên cân nhắc thanh toán bằng hàng hóa:

Trong trường hợp cần thiết, có thể cho khách nợ thanh toán bằng hàng hóa của họ. Bằng cách tỏ ra dễ tính với khách nợ, chúng ta sẽ nhận được sự hợp tác của khách nợ nhiều hơn.

Khi tình hình kinh doanh của khách nợ tiến triển, khách nợ sẽ gắn bó với doanh nghiệp của chủ nợ hơn.

Đây cũng được coi là một cách đòi nợ hiệu quả.

5. Khách nợ không hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ

Khách nợ có thể chưa hài lòng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ như cam kết, do vậy họ có thể chậm thanh toán các khoản nợ.

Nhưng trong nhiều trường hợp, khách nợ phàn nàn như một cái cớ để hoãn lại việc thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người phụ trách thu hồi nợ nên xử lý thật khéo léo và phù hợp.

–  Không nên bác bỏ ngay ý kiến phàn nàn hay phản ứng gay gắt lại với khách nợ.

Trước hết, người phụ trách thu hồi nợ cần lắng nghe khách nợ trình bày về chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp. Sau đó xem xét mọi vấn đề khách hàng phản ánh.

–  Nếu sự không hài lòng đó thực sự xuất phát từ chính hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp thì cần đưa ra lời xin lỗi hoặc cam kết để xoa dịu sự giận dữ của khách nợ.

Có thể giảm giá hàng hóa, dịch vụ khi thực sự có lỗi trong việc cung cấp hàng hóa, dịch; hoặc có thể giảm bớt đến mức hợp lý các khoản nợ sao cho phù hợp với chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, doanh nghiệp vừa đảm bảo khách nợ sẽ thanh toán các khoản nợ, vừa giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng.

Để việc thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất, Quý khách có thể tham khảo thêm dịch vụ thu hồi nợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty đòi nợ theo hình thức xã hội đen. Do đó, Quý khách cần nghiên cứu kỹ các công ty hỗ trợ thu hồi nợ theo đúng quy định pháp luật.

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hồi nợ cho doanh nghiệp, Luật Minh Tín chúng tôi tự hào là đơn vị hỗ trợ thu hồi công nợ hiệu quả, nhanh chóng và đúng pháp luật ban hành.

Để được hỗ trợ chi tiết về dịch vụ thu hồi nợ của Luật Minh Tín, Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi theo:

Số điện thoai: 024.3555.8410/0915.177.856

HOTLINE: 0902.267.116

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong được hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese