Đại diện thi hành án

thi hành án

Hoạt động thi hành án dân sự (THADS) là việc thực hiện hóa phán quyết của cơ quan tài phán (Tòa án hoặc Trọng tài) được thể hiện tại bản án, có hiệu lực pháp luật của các cơ quan, tổ chức này.

Như vậy, thi hành án dân sự không phải là hoạt động giải quyết tranh chấp mà là hoạt động thực thi kết quả giải quyết tranh chấp.

thi hành án
Luật Minh Tín đại diện thi hành án cho doanh nghiệp

Mặc dù tính đối kháng (giữa bên được thi hành án và  bên phải thi hành án) không công khai như trong hoạt động giải quyết tranh chấp (giữa nguyên đơn và bị đơn) nhưng THADS luôn là vấn đề khó khăn đối với bên được thi hành án. Thậm chí sự “đối kháng ngầm” còn khốc liệt hơn cả giai đoạn tố tụng. Bởi tố tụng phân định thắng thua về mặt pháp lý, còn kết quả của thi hành án quyết định giá trị thực tế của bản án. Như vậy, bản án có “đẹp” đến đâu nhưng nó không được thực thi thì cũng vô nghĩa.

Về nguyên tắc, sau khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì người thắng kiện và người thua kiện có thể thỏa thuận với nhau về việc thi hành án. Nhưng, việc này chỉ có thể làm được khi bên phải thi hành án có thiện chí hợp tác.

Thực tế, phần lớn bên phải thi hành án rất ít khi chịu hợp tác với bên được thi hành án. Như vậy, chủ yếu bản án quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ được thi hành thông qua Cơ quan thi hành án dân sự. Để yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì người thắng kiện phải có đơn yêu cầu thi hành án.

Việc thi hành án tại Cơ quan thi hành án dân sự cũng là một quá trình đầy gian truân bởi những vấn đề chính sau đây:

–  Người phải thi hành án tẩu tán tài sản: Có thể, ngay trong giai đoạn tố tụng, một bên đã lường trước vấn đề nên tẩu tán tài sản của mình để tránh việc bị kê biên thi hành án. Cũng có thể, người phải thi hành án lợi dụng sự chậm trễ của người được thi hành án, Cơ quan thi hành án, hoặc sự khó khăn trong xác minh điều kiện thi hành án để tẩu tán tài sản.

Nếu doanh nghiệp là người phải thi hành án thì chủ doanh nghiệp có thể tìm cách “rút ruột” chính công ty của mình bằng cách thao tác về kế toán. Thậm chí họ có thể bán tài sản của công ty mà không đưa vào sổ sách kế toán, hoặc mang tài sản đó sang công ty khác hoặc về gia đình. Kể cả tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô cũng có thể mua bán bằng giấy viết tay để tẩu tán đến địa phương khác. Nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp còn cho “đóng cửa” công ty và thu về mình toàn bộ những gì còn lại.

Nếu là cá nhân, họ thường dịch chuyển tài sản của mình sang cho người khác. Thậm chí họ có thể sống tại những căn nhà đắt tiền với đầy đủ tiện nghi. Khi xác minh thì chỉ thấy họ mượn nhà để ở, mượn xe để đi.

–  Sự giới hạn bởi trình độ chuyên môn của Chấp hành viên: Chấp hành viên thông thường được đào tạo chủ yếu về kiến thức pháp luật. Trong khi đó việc thi hành án đòi hỏi họ phải có kiến thức của các lĩnh vực khác như kinh tế, kế toán, điều tra,…

–  Khối lượng công việc vượt quá khả năng làm việc của Chấp hành viên: Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, mỗi chấp hành viên có thể đồng thời đảm nhiệm việc thi hành án của khoảng trên dưới 150 bản án nên khó có thể quán xuyến được công việc của mình.

Thường, họ sẽ quan tâm đến những bản án dễ thi hành để làm trước, thành tích của Chấp hành viên, kể cả Cơ quan thi hành án sẽ được tính theo tỉ lệ số tiền thi hành án được trên tổng số giá trị phải thi hành của tất cả các bản án. Khi đạt chỉ tiêu thì họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, không nhất thiết họ buộc phải thi hành mọi bản án, đặc biệt với những bản án “khó”, “nhạy cảm”.

–  Nhiều quy định pháp luật không rõ ràng cũng là rào cản lớn với hoạt động thi hành án. Chẳng hạn quy định về “kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ”. Khi ở những trường hợp quy định pháp luật không rõ ràng thì họ sẽ lảng tránh vì sợ trách nhiệm.

–  Những tiêu cực: Đã có nhiều trường hợp Chấp hành viên “phối hợp” với người phải thi hành án nhằm không thi hành hoặc kéo dài thời gian thi hành án để tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản; khi có nhiều được thi hành án đối với một người phải thi hành án thì có thể xảy ra trường hợp Chấp hành viên “ưu tiên” thi hành cho một người trước, những người còn lại có thể bị gạt ra.

Mấu chốt của việc thi hành án là điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Tức người phải thi hành án có tài sản để thi hành án hay không. Việc thi hành án chỉ được thực thi khi người phải thi hành án có tài sản để thi hành án.

Để đánh giá điều kiện của người phải thi hành án thì Cơ quan thi hành án dân sự sẽ xác minh. Thông thường hoạt động xác minh này được tiến hành một cách giản đơn (do trình độ chuyên môn do khối lượng công việc nhiều). Nếu không tìm được tài sản để thi hành án thi Cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định chưa có điều kiện. Hồ sơ sau đó sẽ được đóng lại và thường 6 tháng được xác minh lại một lần, chủ yếu thông qua các cách thức đã làm nên ít có hiệu quả.

Như vậy, để tránh hoặc hạn chế các bất cập, rủi ro trong quá trình THADS thì người thi hành án nên ủy quyền cho tổ chức hành nghề luật sư có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn về THADS. Thay cho việc thụ động trông chờ kết quả làm việc của Cơ quan thi hành án dân sự, Luật sư sẽ chủ động thực hiện các hoạt động xác minh tổng thể, trên diện rộng điều kiện thi hành án; yêu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án cũng như thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phòng ngừa rủi ro và kiểm soát toàn bộ quá trình thi hành án.

Là một tổ chức hành nghề luật sư có bề giày kinh nghiệm trong lĩnh vực thi hành án, xử lý nợ khó đòi, Luật Minh Tín mong muốn được hợp tác, trợ giúp Quý khách hàng mọi vấn đề trong lĩnh vực thi hành án dân sự.

Để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ pháp lý, Quý khách vui lòng liên hệ tới Công ty Luật Minh Tín theo:

Số điện thoại: 024.3555.8410/0915.177.856

HOTLINE: 0902.267.116

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong được hợp tác cùng Quý khách!

Trân trọng.

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese