Hành vi nào được xem là tẩu tán tài sản?

hỏi đáp thi hành án

Câu hỏi: Tôi có một thắc mắc cần được tư vấn như sau: Tháng 09/2017, tôi có cho bà Nguyễn Thị X vay tiền, tuy nhiên đến hạn thanh toán bà X vẫn không trả. Tôi có khởi kiện ra tòa và tòa án nhân dân quận Thủ Đức đã tuyên buộc bà X phải trả cho tôi số tiền đã vay. Hai bên đang làm thủ tục thi hành án thì bà X đã cố tình viết giấy mượn nợ của một người thân rồi cấn căn nhà của mình cho họ để không phải trả nợ cho tôi. Như vậy, hành vi của bà X có bị xem là tẩu tán tài sản không và có bị xử lý theo như quy định của pháp luật?

(Câu hỏi của chị Nguyễn Thị Thùy D ở quận 3, TP. Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bà X đã vay tiền của bạn. Khi đang trong giai đoạn chuẩn bị thi hành án, bà X đã cố tình chuyển quyền sở hữu căn nhà của mình qua cho người thân.

Với trường hợp của bạn, nếu bà X chuyển nhượng căn nhà sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền sau khi thu được dùng để thi hành án thì sẽ không bị coi là tẩu tán tài sản. Còn nếu bà X chuyển nhượng căn nhà sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản.

Căn cứ quy định tại Điều 121 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

Cũng theo Khoản 2, Điều 75, Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì:

2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

Hành vi tẩu tán tài sản chính là việc xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nếu chứng minh được là hành vi tẩu tán tài sản thì hành vi đó sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế để chứng minh một hành vi có phải là hành vi tẩu tán tài sản hay không là rất khó.

Trong trường hợp này, nếu bạn chứng minh được việc chuyển quyền sở hữu nhà ở của bà X cho người thân nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ là hành vi tẩu tán tài sản, thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này là vô hiệu. Bên cạnh đó, bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến việc cấm chuyển dịch tài sản để ngăn chặn những hành vi chuyển dịch tài sản này từ phía chủ sở hữu nếu thấy có yếu tố tẩu tán tài sản.

Để được hỗ trợ các dịch vụ pháp lý từ Công ty Luật Minh Tín, Quý khách vui lòng liên hệ tới chúng tôi theo:

Số điện thoại: 024.3555.8410/0915.177.856

HOTLINE: 0902.267.116

Email: info@luatminhtin.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng.

Sharing is caring!

3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese