Những oan khuất trong một vụ kiện tranh chấp hợp đồng tín dụng

[:vi]

I. NỘI DUNG SỰ VIỆC

Ngày 14/6/2005, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tấn ký hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ với Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình. Theo đó, vợ chồng ông dùng tài sản của gia đình mình là nhà và đất tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa để bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn (địa chỉ tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) vay số tiền là 620.000.000đ của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình. Thời hạn thế chấp tài sản được tính từ ngày Hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực cho đến khi Công ty Anh Tuấn trả hết nợ cho khoản vay này.

Tháng 6/2005, Vietcombank đã cho Công ty Anh Tuấn vay tiền. Đến tháng 6/2006, Công ty Anh Tuấn đã trả nợ xong toàn bộ số tiền đã vay của Vietcombank. Theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng bảo lãnh số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ thì thời hạn thế chấp nhà và đất ở đã kết thúc vào thời điểm Công ty Anh Tuấn trả hết nợ (tháng 6/2006).

Ngày 08/5/2008, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và vợ chồng ông Tấn tiếp tục ký Hợp đồng thế chấp có số Công chứng 1320.2008/HĐTC. Theo đó, ông bà lại sử dụng tài sản là nhà và đất nêu trên để thế chấp nhằm bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn vay vốn tại Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình. Nội dung của Hợp đồng thế chấp thể hiện: Nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay tối đa 2.453.360.000đ; Khoản vay được bảo đảm là khoản vay được hình thành trong tương lai, do Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn sẽ ký tại trụ sở của bên cho vay; Thời hạn thế chấp là 05 năm kể từ ngày Bên được bảo lãnh nhận tiền vay.

 Tháng 10/2012, vợ chồng ông Tấn được Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện giữa Ngân hàng Vietcombank và Công ty Anh Tuấn.
Ngoài những thông tin trên, hồ sơ vụ án còn thể hiện:

Ngày 25/10/2007, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn ký Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ. Nội dung của Hợp đồng thể hiện Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình thỏa thuận cho Công ty Anh Tuấn vay tiền với hạn mức 5.000.000.000đ; Tài sản bảo đảm cho khoản vay là 03 quyền sở hữu nhà và sử dụng đất, tổng giá trị 4.147.900.000đ thể hiện tại các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL ngày 17/4/2006, số 07/06/TCBL ngày 16/01/2006, số 86/05/TCBL ngày 14/06/2005. Tính đến ngày 12/3/2008, Ngân hàng đã cho Công ty Anh Tuấn vay 13 lần với tổng số tiền là 6.776.000.000đ.
Ngày 16/5/2008, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn lập Phụ lục số 01 của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ để thay đổi Điều 2 của Hợp đồng: thời hạn rút vốn vay được tăng từ 180 ngày lên 240 ngày. Dựa vào đó, Ngân hàng tiếp tục cho Công ty Anh Tuấn vay thêm 4 lần với tổng số tiền 3.208.000.000đ.
Ngày 04/9/2008, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn ký Phụ lục của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ để thỏa thuận thay đổi Điều 6 – Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ. Nội dung của phụ lục là bổ sung biện pháp bảo đảm bằng đưa thêm 02 tài sản vào bảo đảm cho khoản vay là nhà đất của vợ chồng ông Tấn (tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa) theo Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC và nhà đất của vợ chồng ông Bút (tại thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh) theo Hợp đồng thế chấp 1620.2008/HĐTC.

Yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Vietcombank:

Do Công ty Anh Tuấn không trả nợ đúng hạn nên Vietcombank đã khởi kiện yêu cầu trả toàn bộ số nợ gốc và lãi là 6.451.913.623đ. Trường hợp Công ty Anh Tuấn không có khả năng thanh toán nợ thì phát mãi các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, gồm:- Nhà đất tại thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh của vợ chồng ông Bút. Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền nợ gốc là 492.000.000đ và tiền lãi là 424.010.129đ theo Hợp đồng thế chấp có số Công chứng 1620.2008/HĐTC ngày 17/6/2008.- Nhà đất tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa của vợ chồng ông Tấn. Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền nợ gốc 2.453.360.000đ và tiền lãi là 2.114.328.234đ theo Hợp đồng thế chấp số Công chứng 1320.2008/HĐTC ký ngày 08/5/2008.

II. QÚA TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN

1. Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm

Tại bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã nhận định:

– Công ty Anh Tuấn còn nợ Vietcombank tính đến hết ngày 28/7/2014 là 6.451.913.623đ (bao gồm: Nợ gốc 3.465.400.000đ; Nợ lãi trong hạn 2.516.523.875đ; Nợ lãi phạt 469.989.748đ).

– Bị đơn đã sử dụng hai tài sản thế chấp của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản vay trên là: Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 35 tờ bản đồ số 31 thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh của vợ chồng ông Bút, bà Toan theo hợp đồng thế chấp số 1620.2008/HĐTC ngày 17/6/2008; và toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội của vợ chồng ông Tấn, bà Nghĩa theo Hợp đồng thế chấp sô 1320.2008/HĐTC ngày 08/05/2008. Dựa vào đó HĐXX quyết định xử:

– Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Vietcombank. Buộc Công ty Anh Tuấn phải trả cho Ngân hàng Vietcombank số tiền 6.451.913.623đ (bao gồm: Nợ gốc 3.465.400.000đ; Nợ lãi trong hạn 2.516.523.875đ; Nợ lãi phạt 469.989.748đ);

– Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu Công ty Anh Tuấn không trả được nợ thì Vietcombank có quyền yêu cầu ông Nguyễn Văn Tấn, bà Phạm Thị Nghĩa, ông Nguyễn Văn Bút, bà Nguyễn Thị Toan thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Vietcombank có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ gồm:

+ Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông Bút, bà Toan…

+ Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông Tấn, bà Nghĩa tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa. Gia đình ông Tấn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền là 2.453.360.000đ cộng với số tiền lãi là 2.114.328.234đ. Tổng cộng 4.567.688.234đ.

2. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định (xin trích dẫn nguyên văn):

Ngày 10/4/2008 Công ty Anh Tuấn có đơn đề nghị Ngân hàng cho làm thủ tục xuất ngoại tài sản thế chấp là nhà đất của ông Tấn và bà Nghĩa để định giá lại cho sát thị trường, có chữ ký của ông Tấn bà Nghĩa.

Ngày 8/5/2008 ông Tấn bà Nghĩa đã ký hợp đồng thế chấp cho Ngân hàng quyền sử dụng toàn bộ thửa đất và tài sản gắn liền đất nêu trên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của Công ty Anh Tuấn đối với Ngân hàng. Nghĩa vụ được bảo đảm cho khoản vay tối đa là 2.453.360.000đ. Hợp đồng đã được các bên tiến hành công chứng và đăng ký thế chấp theo quy định.

Như vậy nhà đất đứng tên ông Tấn đã được ông Tấn bà Nghĩa làm thủ tục thế chấp cho ngân hàng bảo đảm cho Công ty Anh Tuấn vay vốn từ năm 2005 và đến năm 2008 ký lại hợp đồng với thỏa thuận tăng giá trị tài sản thế chấp và tăng nghĩa vụ bảo đảm của khoản vay chứ không phải đến năm 2008 ông Tấn bà Nghĩa mới ký hợp đồng thế chấp để bảo đảm cho công ty Anh Tuấn vay theo Hợp đồng tín dụng hạn mức ngày 25/10/2007.

Ngày 16/5/2008 Ngân hàng và công ty Anh Tuấn ký phụ lục hợp đồng tín dụng ngày 25/10/2007 thay đổi điều 2 tăng thời hạn rút vốn lên 240 ngày và thay đổi điều 6 thể hiện tài sản bảo lãnh của bên thứ ba là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ông Tấn bà Nghĩa theo hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008.

Như vậy do hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008 đã tăng giá trị tài sản thế chấp và tăng nghĩa vụ bảo đảm của khoản vay nên việc Công ty và Ngân hàng ký phụ lục này là phù hợp với hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008, việc thay đổi này không làm tăng nghĩa vụ bảo đảm đã được xác định cụ thể trong hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008 nên không làm thiệt hại cho ông Tấn bà Nghĩa. Các hợp đồng bảo lãnh thế chấp ông Tấn bà Nghĩa đã ký tại các thời điểm đều không nêu cụ thể hợp đồng tín dụng mà chỉ xác định giá trị bảo đảm. Sau khi Công ty không trả được nợ ông Tấn đã nhiều lần làm việc với ngân hàng vẫn công nhận và đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ cùng với công ty Anh Tuấn và đồng ý phát mại tài sản bảo đảm.”.

Từ đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm quyết định: Xử y án sơ thẩm, bác toàn bộ kháng cáo của ông Nguyễn Văn Tấn.

III. BẢN ÁN CÓ NHIỀU SAI SÓT NGHIÊM TRỌNG

1. Thứ nhất, cho rằng nhà và đất của gia đình ông Tấn liên tục được thế chấp theo hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ từ năm 2005 đến năm 2008 là không đúng.

Điều 3 của hợp đồng bảo lãnh quy định về thời hạn thế chấp như sau: “Thời hạn thế chấp tài sản nói trên để bảo lãnh được tính từ ngày Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản này có hiệu lực cho đến khi Bên vay trả hết nợ (cả gốc, lãi và các chi phí phát sinh – nếu có) cho Bên Ngân hàng”. Căn cứ vào các nội dung của Hợp đồng bảo lãnh nêu trên thì nhà đất của gia đình ông Tấn được thế chấp bắt đầu từ ngày 16/6/2005 (ngày đăng ký giao dịch bảo đảm) và kết thúc vào ngày 30/6/2006 (ngày Công ty Anh Tuấn trả hết nợ và làm thủ tục tất toán với Ngân hàng).

Ngay cả tại Điều 6 của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ ngày 25/10/2007 cũng chỉ đề cập đến ba hợp đồng bảo đảm có số lần lượt là 704.2006/HĐBL, 07/06/TCBL, 86/05/TCBL và không đề cập đến hợp đồng có số86/2005/TCBL/NHNTBĐ, không thể nói rằng hợp đồng số 86/05/TCBL là hợp đồng 86/2005/TCBL/NHNTBĐ (có sự khác biệt hoàn toàn về mặt ký hiệu, cả phần số và phần chữ). Cả 03 hợp đồng 704.2006/HĐBL, 07/06/TCBL, 86/05/TCBL đều không được thu thập để đưa vào hồ sơ vụ án.

Do đó, Hội đồng xét xử cho rằng nhà đất thế chấp từ năm 2005 liên tục đến năm 2008 và để đảm bảo việc trả nợ cho các hợp đồng tín dụng ký giữa Vietcombank và Công ty Anh Tuấn, trong đó có Hợp đồng tín dụng số 03/07/BĐ ngày 25/10/2007 là đã cố ý giải thích sai nghiêm trọng nội dung của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ ngày 14/6/2005 theo hướng bất lợi cho gia đình ông Tấn và có lợi cho Ngân hàng Vietcombank.

Không thể coi Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC ngày 08/5/2008 là sự thỏa thuận lại, làm lại hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ ngày 14/6/2005. Bản chất pháp lý thì đây là hai giao dịch hoàn toàn độc lập với nhau, không có tính kế thừa. Cụ thể: hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ là để đảm bảo cho khoản vay 620.000.000đ từ năm 2005, việc thế chấp nhà đất để bảo lãnh đã chấm dứt từ tháng 6/2006; còn Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC ngày 08/5/2008 có hiệu lực kể từ ngày 9/5/2008 (ngày được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Phòng tài nguyên và Môi trường quận Đống Đa) lại để đảm bảo cho một khoản vay khác, sắp phát sinh.

2. Thứ hai, Vietcombank và Công ty Anh Tuấn đã có những thao tác để phù phép để biến tài sản là biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng tín dụng mới thành biện pháp bảo đảm bổ sung cho hợp đồng đang thực hiện, rồi từ biện pháp bảo đảm bổ sung bị biến thành biện pháp bảo đảm thay thế để giải nguy cho những chủ tài sản khác.

2.1. Bị phù phép thành biện pháp bảo đảm bổ sung

Mục đích ban đầu của Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cho Công ty Anh Tuấn khi Công ty này vay vốn Ngân hàng bằng một hợp đồng tín dụng trong tương lai mà Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn sẽ thỏa thuận tại trụ sở của Ngân hàng, tại Mục 1.3 của Hợp đồng quy định “Các điều kiện chi tiết về việc vay và cho vay khoản tiền nêu trên sẽ được ghi cụ thể trong các giấy tờ nghiệp vụ ngân hàng mà Bên B và Bên được bảo lãnh sẽ ký tại trụ sở của Bên B.

Phụ lục ngày 04/9/2008 đã cố ý tạo sự hiểu lầm là tài sản thế chấp theo Hợp đồng số 1320.2008/HĐTC là biện pháp bảo đảm bổ sung cho Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ nhằm mục đích xử lý tài sản của gia đình ông Tấn để thu nợ. Tuy nhiên, có nhiều căn cứ để chứng minh đây không phải là biện pháp bảo đảm bổ sung, thỏa thuận giữa Vietcombank và Công ty Anh Tuấn không có giá trị pháp lý, chẳng hạn:

– Về thời điểm ký: Tại thời điểm ký Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC, Bên thế chấp không biết (và không có nghĩa vụ phải biết) giữa Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn đã ký và đang thực hiện Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ.

– Đối đối tượng được bảo đảm của Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC là một khoản vay mới của Công ty Anh Tuấn tại Ngân hàng trên cơ sở một hợp đồng tín dụng mới sẽ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận như quy định tại Mục 1.3 của Hợp đồng “Các điều kiện chi tiết về việc vay và cho vay khoản tiền nêu trên sẽ được ghi cụ thểtrong các giấy tờ nghiệp vụ ngân hàng mà Bên B và Bên được bảo lãnh sẽ ký tại trụ sở của Bên B.”.

– Về giá trị khoản vay được bảo đảm: Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC bảo đảm cho khoản vay ó giá trị tối đa là 2.453.360.000đ, trong khi đó khoản vay theo Hợp đồng số 03/07/HM/NHNT.BĐ là 5.000.000.000đ.

– Về thời điểm thế chấp tài sản: Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC quy định “Thời hạn thế chấp tài sản nói trên là 05 năm được tính từ ngày Bên được bảo lãnh nhận tiền vay”, nên có thể nhận thấy đây là tài sản bảo đảm cho khoản vay mới, tài sản sẽ được thế chấp ngay tại thời điểm Công ty Anh Tuấn nhận được tiền vay. Tại thời điểm ngày 04/9/2008, mọi khoản vay Công ty Anh Tuấn đều nhận được trước đó trên 03 tháng. Nên thời điểm thế chấp không thể bắt đầu từ ngày 04/9/2008 (ngày Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn lập phụ lục).

– Về phạm vi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: việc thế chấp theo Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC là để vợ chồng ông Tấn bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn ký và thực hiện một hợp đồng tín dụng mới với Ngân hàng để vay khoản tiền tối đa là 2.453.360.000đ và không liên quan đến những người bảo lãnh khác. Ngân hàng Vietcombank và Hội đồng xét xử cho rằng vợ chồng ông Tấn và vợ chồng ông Bút phải liên đới hoặc cùng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản vay của Công ty Anh Tuấn theo Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ là không đúng.

2.2. Bị biến thành biện pháp bảo đảm thay thế để giải nguy cho những chủ tài sản khác

Phụ lục hợp đồng lập ngày 04/9/2008 giữa Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn thể hiện việc hai bên thỏa thuận thay đổi Điều 6 – Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ với nội dung là bổ sung biện pháp bảo đảm bằng đưa thêm 02 tài sản vào bảo đảm cho khoản vay là nhà đất của vợ chồng ông Tấn theo Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC và nhà đất của vợ chồng ông Bút theo Hợp đồng thế chấp số 1620.2008 để đảm bảo cho khoản vay.

Mặc dù, giữa tài liệu và cách lý giải của Ngân hàng hoàn toàn mâu thuẫn nhưng HĐXX đã chấp nhận một cách vô điều kiện cách giải thích của Ngân hàng và cho rằng ngày 04/9/2008 Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn đã thỏa thuận rút 03 tài sản ra và thay thế vào đó là 02 tài sản của gia đình ông Tấn và gia đình ông Bút.

Như vậy, có thể thấy mục đích ban đầu của vợ chồng ông Tấn là ký hợp đồng thế chấp để bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn ký hợp đồng tín dụng vay vốn của Ngân hàng, nhưng tài sản của vợ chồng ông Tấn lại được Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn thỏa thuận đưa vào làm biện pháp bảo đảm bổ sung cho khoản vay trước đó. Khi cần xử lý tài sản để thu nợ thì Ngân hàng lại giải thích tài sản của gia đình ông Tấn là biện pháp bảo đảm thay thế để cứu nguy cho chủ của 03 tài sản khác đứng trước nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Tuy lời khai của đại diện Ngân hàng mâu thuẫn với nội dung của Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC và Phụ lục lập ngày 04/9/2008 nhưng lại được hai cấp tòa thông qua một cách vô điều kiện

3. Thứ ba, bỏ sót người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án để quy trách nhiệm cho những người không có nghĩa vụ

Tại Điều 6 của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ có quy định tài sản bảo đảm là 03 quyền sử dụng nhà và đất được thể hiện tại các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL, số 07/06/TCBL, số 86/05/TCBL. Mặc dù lời khai của đại diện Vietcombank là đã rút 03 tài sản bảo đảm này ra và thay bằng 02 tài sản khác nhưng lại mâu thuẫn với nội dung của Phụ lục lập ngày 04/9/2008, không thể hiện 03 tài sản này được rút ra mà chỉ đề cập đến việc đưa thêm 02 tài sản vào để đảm bảo cho khoản vay “Biện pháp bảo đảm bổ sung”.

Không thể chỉ dựa vào lời khai của đại diện Vietcombank để cho rằng những người bảo lãnh theo các hợp đồng bảo đảm có số 704.2006/HĐBL, 07/06/TCBL, 86/05/TCBL không phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án do tài sản bảo đảm đã được rút ra. Sau thời điểm ngày 04/9/2008 khoản vay theo Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ vẫn được bảo đảm bằng 03 tài sản theo các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL, số 07/06/TCBL, số 86/05/TCBL, việc Ngân hàng và Hội đồng xét xử đã cùng “miễn” nghĩa vụ cho những người bảo lãnh theo các hợp đồng này và đưa những người khác vào gánh vác nghĩa vụ thay là trái pháp luật.

Tác giả thiết nghĩ, Hội đồng xét xử không thể vì thiện cảm với Ngân hàng để không đưa những người bảo lãnh theo các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL, số 07/06/TCBL, số 86/05/TCBL vào tham gia tố tụng nhằm miễn mọi nghĩa vụ cho họ và buộc những người khác gánh vác nghĩa vụ thay theo kiểu thế mạng.

Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2015
LS. Lê Đình Việt

[:en]

I. NỘI DUNG SỰ VIỆC

Ngày 14/6/2005, vợ chồng ông Nguyễn Văn Tấn ký hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ với Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình. Theo đó, vợ chồng ông dùng tài sản của gia đình mình là nhà và đất tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa để bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn (địa chỉ tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm) vay số tiền là 620.000.000đ của Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình. Thời hạn thế chấp tài sản được tính từ ngày Hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực cho đến khi Công ty Anh Tuấn trả hết nợ cho khoản vay này.

Tháng 6/2005, Vietcombank đã cho Công ty Anh Tuấn vay tiền. Đến tháng 6/2006, Công ty Anh Tuấn đã trả nợ xong toàn bộ số tiền đã vay của Vietcombank. Theo quy định tại Điều 3 của hợp đồng bảo lãnh số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ thì thời hạn thế chấp nhà và đất ở đã kết thúc vào thời điểm Công ty Anh Tuấn trả hết nợ (tháng 6/2006).

Ngày 08/5/2008, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và vợ chồng ông Tấn tiếp tục ký Hợp đồng thế chấp có số Công chứng 1320.2008/HĐTC. Theo đó, ông bà lại sử dụng tài sản là nhà và đất nêu trên để thế chấp nhằm bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn vay vốn tại Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình. Nội dung của Hợp đồng thế chấp thể hiện: Nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay tối đa 2.453.360.000đ; Khoản vay được bảo đảm là khoản vay được hình thành trong tương lai, do Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn sẽ ký tại trụ sở của bên cho vay; Thời hạn thế chấp là 05 năm kể từ ngày Bên được bảo lãnh nhận tiền vay.

 Tháng 10/2012, vợ chồng ông Tấn được Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện giữa Ngân hàng Vietcombank và Công ty Anh Tuấn.
Ngoài những thông tin trên, hồ sơ vụ án còn thể hiện:

Ngày 25/10/2007, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn ký Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ. Nội dung của Hợp đồng thể hiện Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình thỏa thuận cho Công ty Anh Tuấn vay tiền với hạn mức 5.000.000.000đ; Tài sản bảo đảm cho khoản vay là 03 quyền sở hữu nhà và sử dụng đất, tổng giá trị 4.147.900.000đ thể hiện tại các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL ngày 17/4/2006, số 07/06/TCBL ngày 16/01/2006, số 86/05/TCBL ngày 14/06/2005. Tính đến ngày 12/3/2008, Ngân hàng đã cho Công ty Anh Tuấn vay 13 lần với tổng số tiền là 6.776.000.000đ.
Ngày 16/5/2008, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn lập Phụ lục số 01 của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ để thay đổi Điều 2 của Hợp đồng: thời hạn rút vốn vay được tăng từ 180 ngày lên 240 ngày. Dựa vào đó, Ngân hàng tiếp tục cho Công ty Anh Tuấn vay thêm 4 lần với tổng số tiền 3.208.000.000đ.
Ngày 04/9/2008, Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn ký Phụ lục của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ để thỏa thuận thay đổi Điều 6 – Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ. Nội dung của phụ lục là bổ sung biện pháp bảo đảm bằng đưa thêm 02 tài sản vào bảo đảm cho khoản vay là nhà đất của vợ chồng ông Tấn (tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa) theo Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC và nhà đất của vợ chồng ông Bút (tại thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh) theo Hợp đồng thế chấp 1620.2008/HĐTC.

Yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Vietcombank:

Do Công ty Anh Tuấn không trả nợ đúng hạn nên Vietcombank đã khởi kiện yêu cầu trả toàn bộ số nợ gốc và lãi là 6.451.913.623đ. Trường hợp Công ty Anh Tuấn không có khả năng thanh toán nợ thì phát mãi các tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, gồm:- Nhà đất tại thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh của vợ chồng ông Bút. Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền nợ gốc là 492.000.000đ và tiền lãi là 424.010.129đ theo Hợp đồng thế chấp có số Công chứng 1620.2008/HĐTC ngày 17/6/2008.

– Nhà đất tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa của vợ chồng ông Tấn. Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền nợ gốc 2.453.360.000đ và tiền lãi là 2.114.328.234đ theo Hợp đồng thế chấp số Công chứng 1320.2008/HĐTC ký ngày 08/5/2008.

II. QÚA TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN

1. Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội xét xử sơ thẩm

Tại bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử đã nhận định:

– Công ty Anh Tuấn còn nợ Vietcombank tính đến hết ngày 28/7/2014 là 6.451.913.623đ (bao gồm: Nợ gốc 3.465.400.000đ; Nợ lãi trong hạn 2.516.523.875đ; Nợ lãi phạt 469.989.748đ).

– Bị đơn đã sử dụng hai tài sản thế chấp của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản vay trên là: Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 35 tờ bản đồ số 31 thôn Võng La, xã Võng La, huyện Đông Anh của vợ chồng ông Bút, bà Toan theo hợp đồng thế chấp số 1620.2008/HĐTC ngày 17/6/2008; và toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội của vợ chồng ông Tấn, bà Nghĩa theo Hợp đồng thế chấp sô 1320.2008/HĐTC ngày 08/05/2008. Dựa vào đó HĐXX quyết định xử:

– Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Vietcombank. Buộc Công ty Anh Tuấn phải trả cho Ngân hàng Vietcombank số tiền 6.451.913.623đ (bao gồm: Nợ gốc 3.465.400.000đ; Nợ lãi trong hạn 2.516.523.875đ; Nợ lãi phạt 469.989.748đ);

– Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu Công ty Anh Tuấn không trả được nợ thì Vietcombank có quyền yêu cầu ông Nguyễn Văn Tấn, bà Phạm Thị Nghĩa, ông Nguyễn Văn Bút, bà Nguyễn Thị Toan thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Vietcombank có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ gồm:

+ Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông Bút, bà Toan…

+ Toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình ông Tấn, bà Nghĩa tại ngách 191 ngõ Văn Chương, quận Đống Đa. Gia đình ông Tấn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh số tiền là 2.453.360.000đ cộng với số tiền lãi là 2.114.328.234đ. Tổng cộng 4.567.688.234đ.

2. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định (xin trích dẫn nguyên văn):

Ngày 10/4/2008 Công ty Anh Tuấn có đơn đề nghị Ngân hàng cho làm thủ tục xuất ngoại tài sản thế chấp là nhà đất của ông Tấn và bà Nghĩa để định giá lại cho sát thị trường, có chữ ký của ông Tấn bà Nghĩa.

Ngày 8/5/2008 ông Tấn bà Nghĩa đã ký hợp đồng thế chấp cho Ngân hàng quyền sử dụng toàn bộ thửa đất và tài sản gắn liền đất nêu trên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của Công ty Anh Tuấn đối với Ngân hàng. Nghĩa vụ được bảo đảm cho khoản vay tối đa là 2.453.360.000đ. Hợp đồng đã được các bên tiến hành công chứng và đăng ký thế chấp theo quy định.

Như vậy nhà đất đứng tên ông Tấn đã được ông Tấn bà Nghĩa làm thủ tục thế chấp cho ngân hàng bảo đảm cho Công ty Anh Tuấn vay vốn từ năm 2005 và đến năm 2008 ký lại hợp đồng với thỏa thuận tăng giá trị tài sản thế chấp và tăng nghĩa vụ bảo đảm của khoản vay chứ không phải đến năm 2008 ông Tấn bà Nghĩa mới ký hợp đồng thế chấp để bảo đảm cho công ty Anh Tuấn vay theo Hợp đồng tín dụng hạn mức ngày 25/10/2007.

Ngày 16/5/2008 Ngân hàng và công ty Anh Tuấn ký phụ lục hợp đồng tín dụng ngày 25/10/2007 thay đổi điều 2 tăng thời hạn rút vốn lên 240 ngày và thay đổi điều 6 thể hiện tài sản bảo lãnh của bên thứ ba là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của ông Tấn bà Nghĩa theo hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008.

Như vậy do hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008 đã tăng giá trị tài sản thế chấp và tăng nghĩa vụ bảo đảm của khoản vay nên việc Công ty và Ngân hàng ký phụ lục này là phù hợp với hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008, việc thay đổi này không làm tăng nghĩa vụ bảo đảm đã được xác định cụ thể trong hợp đồng thế chấp ngày 8/5/2008 nên không làm thiệt hại cho ông Tấn bà Nghĩa. Các hợp đồng bảo lãnh thế chấp ông Tấn bà Nghĩa đã ký tại các thời điểm đều không nêu cụ thể hợp đồng tín dụng mà chỉ xác định giá trị bảo đảm. Sau khi Công ty không trả được nợ ông Tấn đã nhiều lần làm việc với ngân hàng vẫn công nhận và đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ cùng với công ty Anh Tuấn và đồng ý phát mại tài sản bảo đảm.”.

Từ đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm quyết định: Xử y án sơ thẩm, bác toàn bộ kháng cáo của ông Nguyễn Văn Tấn.

III. BẢN ÁN CÓ NHIỀU SAI SÓT NGHIÊM TRỌNG

1. Thứ nhất, cho rằng nhà và đất của gia đình ông Tấn liên tục được thế chấp theo hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ từ năm 2005 đến năm 2008 là không đúng.

Điều 3 của hợp đồng bảo lãnh quy định về thời hạn thế chấp như sau: “Thời hạn thế chấp tài sản nói trên để bảo lãnh được tính từ ngày Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản này có hiệu lực cho đến khi Bên vay trả hết nợ (cả gốc, lãi và các chi phí phát sinh – nếu có) cho Bên Ngân hàng”. Căn cứ vào các nội dung của Hợp đồng bảo lãnh nêu trên thì nhà đất của gia đình ông Tấn được thế chấp bắt đầu từ ngày 16/6/2005 (ngày đăng ký giao dịch bảo đảm) và kết thúc vào ngày 30/6/2006 (ngày Công ty Anh Tuấn trả hết nợ và làm thủ tục tất toán với Ngân hàng).

Ngay cả tại Điều 6 của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ ngày 25/10/2007 cũng chỉ đề cập đến ba hợp đồng bảo đảm có số lần lượt là 704.2006/HĐBL, 07/06/TCBL, 86/05/TCBL và không đề cập đến hợp đồng có số86/2005/TCBL/NHNTBĐ, không thể nói rằng hợp đồng số 86/05/TCBL là hợp đồng 86/2005/TCBL/NHNTBĐ (có sự khác biệt hoàn toàn về mặt ký hiệu, cả phần số và phần chữ). Cả 03 hợp đồng 704.2006/HĐBL, 07/06/TCBL, 86/05/TCBL đều không được thu thập để đưa vào hồ sơ vụ án.

Do đó, Hội đồng xét xử cho rằng nhà đất thế chấp từ năm 2005 liên tục đến năm 2008 và để đảm bảo việc trả nợ cho các hợp đồng tín dụng ký giữa Vietcombank và Công ty Anh Tuấn, trong đó có Hợp đồng tín dụng số 03/07/BĐ ngày 25/10/2007 là đã cố ý giải thích sai nghiêm trọng nội dung của hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ ngày 14/6/2005 theo hướng bất lợi cho gia đình ông Tấn và có lợi cho Ngân hàng Vietcombank.

Không thể coi Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC ngày 08/5/2008 là sự thỏa thuận lại, làm lại hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ ngày 14/6/2005. Bản chất pháp lý thì đây là hai giao dịch hoàn toàn độc lập với nhau, không có tính kế thừa. Cụ thể: hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản số 86/2005/TCBL/NHNTBĐ là để đảm bảo cho khoản vay 620.000.000đ từ năm 2005, việc thế chấp nhà đất để bảo lãnh đã chấm dứt từ tháng 6/2006; còn Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC ngày 08/5/2008 có hiệu lực kể từ ngày 9/5/2008 (ngày được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Phòng tài nguyên và Môi trường quận Đống Đa) lại để đảm bảo cho một khoản vay khác, sắp phát sinh.

2. Thứ hai, Vietcombank và Công ty Anh Tuấn đã có những thao tác để phù phép để biến tài sản là biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng tín dụng mới thành biện pháp bảo đảm bổ sung cho hợp đồng đang thực hiện, rồi từ biện pháp bảo đảm bổ sung bị biến thành biện pháp bảo đảm thay thế để giải nguy cho những chủ tài sản khác.

2.1. Bị phù phép thành biện pháp bảo đảm bổ sung

Mục đích ban đầu của Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cho Công ty Anh Tuấn khi Công ty này vay vốn Ngân hàng bằng một hợp đồng tín dụng trong tương lai mà Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn sẽ thỏa thuận tại trụ sở của Ngân hàng, tại Mục 1.3 của Hợp đồng quy định “Các điều kiện chi tiết về việc vay và cho vay khoản tiền nêu trên sẽ được ghi cụ thể trong các giấy tờ nghiệp vụ ngân hàng mà Bên B và Bên được bảo lãnh sẽ ký tại trụ sở của Bên B.

Phụ lục ngày 04/9/2008 đã cố ý tạo sự hiểu lầm là tài sản thế chấp theo Hợp đồng số 1320.2008/HĐTC là biện pháp bảo đảm bổ sung cho Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ nhằm mục đích xử lý tài sản của gia đình ông Tấn để thu nợ. Tuy nhiên, có nhiều căn cứ để chứng minh đây không phải là biện pháp bảo đảm bổ sung, thỏa thuận giữa Vietcombank và Công ty Anh Tuấn không có giá trị pháp lý, chẳng hạn:

– Về thời điểm ký: Tại thời điểm ký Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC, Bên thế chấp không biết (và không có nghĩa vụ phải biết) giữa Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn đã ký và đang thực hiện Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ.

– Đối đối tượng được bảo đảm của Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC là một khoản vay mới của Công ty Anh Tuấn tại Ngân hàng trên cơ sở một hợp đồng tín dụng mới sẽ được bên vay và bên cho vay thỏa thuận như quy định tại Mục 1.3 của Hợp đồng “Các điều kiện chi tiết về việc vay và cho vay khoản tiền nêu trên sẽ được ghi cụ thểtrong các giấy tờ nghiệp vụ ngân hàng mà Bên B và Bên được bảo lãnh sẽ ký tại trụ sở của Bên B.”.

– Về giá trị khoản vay được bảo đảm: Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC bảo đảm cho khoản vay ó giá trị tối đa là 2.453.360.000đ, trong khi đó khoản vay theo Hợp đồng số 03/07/HM/NHNT.BĐ là 5.000.000.000đ.

– Về thời điểm thế chấp tài sản: Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC quy định “Thời hạn thế chấp tài sản nói trên là 05 năm được tính từ ngày Bên được bảo lãnh nhận tiền vay”, nên có thể nhận thấy đây là tài sản bảo đảm cho khoản vay mới, tài sản sẽ được thế chấp ngay tại thời điểm Công ty Anh Tuấn nhận được tiền vay. Tại thời điểm ngày 04/9/2008, mọi khoản vay Công ty Anh Tuấn đều nhận được trước đó trên 03 tháng. Nên thời điểm thế chấp không thể bắt đầu từ ngày 04/9/2008 (ngày Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn lập phụ lục).

– Về phạm vi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: việc thế chấp theo Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC là để vợ chồng ông Tấn bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn ký và thực hiện một hợp đồng tín dụng mới với Ngân hàng để vay khoản tiền tối đa là 2.453.360.000đ và không liên quan đến những người bảo lãnh khác. Ngân hàng Vietcombank và Hội đồng xét xử cho rằng vợ chồng ông Tấn và vợ chồng ông Bút phải liên đới hoặc cùng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản vay của Công ty Anh Tuấn theo Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ là không đúng.

2.2. Bị biến thành biện pháp bảo đảm thay thế để giải nguy cho những chủ tài sản khác

Phụ lục hợp đồng lập ngày 04/9/2008 giữa Vietcombank – Chi nhánh Ba Đình và Công ty Anh Tuấn thể hiện việc hai bên thỏa thuận thay đổi Điều 6 – Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ với nội dung là bổ sung biện pháp bảo đảm bằng đưa thêm 02 tài sản vào bảo đảm cho khoản vay là nhà đất của vợ chồng ông Tấn theo Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC và nhà đất của vợ chồng ông Bút theo Hợp đồng thế chấp số 1620.2008 để đảm bảo cho khoản vay.

Mặc dù, giữa tài liệu và cách lý giải của Ngân hàng hoàn toàn mâu thuẫn nhưng HĐXX đã chấp nhận một cách vô điều kiện cách giải thích của Ngân hàng và cho rằng ngày 04/9/2008 Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn đã thỏa thuận rút 03 tài sản ra và thay thế vào đó là 02 tài sản của gia đình ông Tấn và gia đình ông Bút.

Như vậy, có thể thấy mục đích ban đầu của vợ chồng ông Tấn là ký hợp đồng thế chấp để bảo lãnh cho Công ty Anh Tuấn ký hợp đồng tín dụng vay vốn của Ngân hàng, nhưng tài sản của vợ chồng ông Tấn lại được Ngân hàng và Công ty Anh Tuấn thỏa thuận đưa vào làm biện pháp bảo đảm bổ sung cho khoản vay trước đó. Khi cần xử lý tài sản để thu nợ thì Ngân hàng lại giải thích tài sản của gia đình ông Tấn là biện pháp bảo đảm thay thế để cứu nguy cho chủ của 03 tài sản khác đứng trước nguy cơ phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh. Tuy lời khai của đại diện Ngân hàng mâu thuẫn với nội dung của Hợp đồng thế chấp số 1320.2008/HĐTC và Phụ lục lập ngày 04/9/2008 nhưng lại được hai cấp tòa thông qua một cách vô điều kiện

3. Thứ ba, bỏ sót người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án để quy trách nhiệm cho những người không có nghĩa vụ

Tại Điều 6 của Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ có quy định tài sản bảo đảm là 03 quyền sử dụng nhà và đất được thể hiện tại các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL, số 07/06/TCBL, số 86/05/TCBL. Mặc dù lời khai của đại diện Vietcombank là đã rút 03 tài sản bảo đảm này ra và thay bằng 02 tài sản khác nhưng lại mâu thuẫn với nội dung của Phụ lục lập ngày 04/9/2008, không thể hiện 03 tài sản này được rút ra mà chỉ đề cập đến việc đưa thêm 02 tài sản vào để đảm bảo cho khoản vay “Biện pháp bảo đảm bổ sung”.

Không thể chỉ dựa vào lời khai của đại diện Vietcombank để cho rằng những người bảo lãnh theo các hợp đồng bảo đảm có số 704.2006/HĐBL, 07/06/TCBL, 86/05/TCBL không phải là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án do tài sản bảo đảm đã được rút ra. Sau thời điểm ngày 04/9/2008 khoản vay theo Hợp đồng tín dụng số 03/07/HM/NHNT.BĐ vẫn được bảo đảm bằng 03 tài sản theo các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL, số 07/06/TCBL, số 86/05/TCBL, việc Ngân hàng và Hội đồng xét xử đã cùng “miễn” nghĩa vụ cho những người bảo lãnh theo các hợp đồng này và đưa những người khác vào gánh vác nghĩa vụ thay là trái pháp luật.

Tác giả thiết nghĩ, Hội đồng xét xử không thể vì thiện cảm với Ngân hàng để không đưa những người bảo lãnh theo các hợp đồng bảo đảm số 704.2006/HĐBL, số 07/06/TCBL, số 86/05/TCBL vào tham gia tố tụng nhằm miễn mọi nghĩa vụ cho họ và buộc những người khác gánh vác nghĩa vụ thay theo kiểu thế mạng.

Hà Nội, ngày 06 tháng 07 năm 2015
LS. Lê Đình Việt

[:]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *